Quy hoạch đô thị hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thân thiện với thiên nhiên. Thông tin quy hoạch từ các dự án lớn cho thấy xu hướng này không chỉ xuất hiện ở các nước phát triển, mà còn là mục tiêu của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việc áp dụng các chiến lược quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa con người và môi trường.
Tổng quan về quy hoạch đô thị xanh
Quy hoạch đô thị xanh là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Khi nhắc đến đô thị xanh, nhiều người nghĩ ngay đến những khu vực có nhiều cây xanh, gần gũi với thiên nhiên sông nước, trồng cây trên mái nhà hoặc sử dụng năng lượng tái tạo như pin mặt trời. Cách hiểu này tuy không sai nhưng vẫn chưa đủ.
Đô thị xanh (tiếng Anh: Green Cities) là một tổng thể quy hoạch xây dựng bao gồm ba yếu tố: môi trường xanh, kinh tế xanh và xã hội xanh, chứ không chỉ đơn giản là có nhiều cây xanh. Đây là mô hình đô thị được quy hoạch, xây dựng và vận hành theo hướng bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Các đặc điểm nổi bật của đô thị xanh bao gồm:
- Không gian xanh: Đô thị xanh tạo ra các khu vực cây xanh, công viên và các khu vực thiên nhiên giúp cải thiện chất lượng không khí, giảm nhiệt độ đô thị và tạo không gian thư giãn cho người dân.
- Giao thông xanh: Cư dân được khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe đạp, đi bộ và các phương tiện thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
- Kiến trúc xanh: Xây dựng các công trình kiến trúc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các công trình này thường sử dụng vật liệu tái chế, hệ thống tiết kiệm năng lượng và thiết kế tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên.
- Quản lý chất thải: Áp dụng các biện pháp quản lý chất thải hiệu quả, từ việc phân loại, tái chế, đến xử lýchất thải một cách an toàn và bền vững. Điều này giúp giảm lượng rác thải đưa ra môi trường và tăng cường sử dụng tài nguyên tái chế.
Vì vậy, có thể thấy rằng đô thị xanh không chỉ là việc trồng nhiều cây xanh, mà còn phải đảm bảo các yếu tố về kinh tế và tiện ích cho cư dân sinh sống.
Quy hoạch đô thị xanh bao gồm ba yếu tố: môi trường xanh, kinh tế xanh và xã hội xanh (Ảnh: BĐS Vạn Phúc)
Lợi ích khi quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên xanh
Đọc tiếp
Việc quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
- Bảo vệ môi trường: Đô thị xanh giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và đất thông qua việc tăng cường không gian xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và giảm lượng chất thải. Việc này giúp bảo vệ hệ sinh thái và giảm tác động của biến đổi khí hậu.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Môi trường thiên nhiên trong lành trong đô thị sẽ khuyến khích con người tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể chất, như đi bộ, thể dục thể thao, giúp cư dân hít thở bầu không khí sạch hơn. Khi sức khỏe và tinh thần được cải thiện, năng suất lao động cũng tăng lên, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của thành phố.
- Giảm chi phí năng lượng: Việc sử dụng năng lượng tái tạo và các giải pháp tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí sinh hoạt và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các công trình xanh với thiết kế tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và thông gió, giúp giảm tiêu thụ điện năng.
- Tăng giá trị bất động sản: Các khu đô thị xanh thường có giá bất động sản cao hơn do nhu cầu lớn từ những cư dân muốn sống trong môi trường chất lượng cao. Điều này mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
- Cải thiện giáo dục và ý thức cộng đồng: Đô thị xanh giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tiếtkiệm năng lượng và phát triển bền vững. Điều này giúp tạo ra thế hệ mới có ý thức và trách nhiệm hơn với môi trường.
Những lợi ích này không chỉ mang lại giá trị ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài cho xã hội.
Nhiều lợi ích khi quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên xanh (Ảnh: Vinhomes)
Thông tin quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên xanh trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chương trình quy hoạch vùng và đô thị gắn với thiên nhiên xanh, đạt được nhiều kết quả tích cực. Một ví dụ tiêu biểu là Singapore, nơi các không gian xanh chiếm tỷ lệ lớn trong quy hoạch đô thị, góp phần tạo ra môi trường sống trong lành, giúp nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Các công viên, khu vườn trên cao và các tòa nhà xanh đã trở thành biểu tượng của Singapore, khẳng định sự tiên phong trong xu hướng phát triển đô thị bền vững.
Singapore không chỉ cung cấp đầy đủ các tiện ích đô thị phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc của người dân mà còn tạo ra không gian sống hài hòa với thiên nhiên. Tự hào với danh hiệu “Thành phố Vườn” (Garden City), Singapore đã có những hành động quyết liệt để đạt được mục tiêu xanh hóa thành phố ở mọi quy mô.
Các dự án xây dựng ở Singapore được bắt buộc phải tích hợp các yếu tố sinh thái tự nhiên, dù là mái xanh, vườn đứng hay tường xanh. Việc thúc đẩy phát triển không gian xanh được lồng ghép vào các tiêu chuẩn và quy chuẩn thiết kế xây dựng. Công trình xanh đã trở thành một yếu tố bắt buộc trong các tiêu chuẩn xây dựng, được áp dụng từ năm 2008.
Quy hoạch đô thị xanh ở Singapore (Ảnh: tạp chí Xây dựng)
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy phát triển đô thị xanh. Nhiều thành phố và đô thị đã triển khai các mô hình đô thị xanh, như các dự án của Vinhomes, Masterise Homes,… Điển hình là LUMIÈRE Boulevard, một trong những kiến trúc xanh 3D lớn hàng đầu Việt Nam, với thiết kế thân thiện với môi trường và tích hợp nhiều không gian xanh. Các dự án này không chỉ cải thiện môi trường sống mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều dự án bất động sản phát triển theo mô hình đô thị xanh đã trở thành biểu tượng tiên phong cho xu hướng đô thị mới trong tương lai ở Việt Nam. Mặc dù chưa đạt đến tiêu chuẩn đô thị xanh theo mô hình của các nước phát triển, những dự án bất động sản dưới đây vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sống xanh và tiện nghi cho cư dân, đặt nền tảng cho sự phát triển của xu hướng này trong tương lai.
- Vinhomes Riverside (tọa lạc ở quận Long Biên, TP Hà Nội)
- Vinhomes Grand Park (nằm ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh)
- LUMIÈRE Boulevard (nằm ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh)
Có thể thấy, đô thị xanh là xu hướng phát triển phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội và con người. Việc tiếp tục thúc đẩy và mở rộng các dự án đô thị xanh sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của các đô thị trong tương lai.
Quy hoạch không gian xanh tại dự án LUMIÈRE Boulevard (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Như vậy, quy hoạch đô thị gắn với thiên nhiên xanh không chỉ là nhu cầu mà là sự cần thiết trong quá trình phát triển đô thị hiện đại. Thông qua việc tích hợp các không gian xanh vào thông tin quy hoạch vùng và đô thị, cư dân sẽ được sống trong một môi trường trong lành và bền vững. Với nhiều lợi ích quý giá, xu hướng này đang được nhiều đô thị trên thế giới và Việt Nam áp dụng một cách tích cực.
Xem thêm
Làn sóng thuê nhà đang dần dịch chuyển đến những khu đô thị xanh, đa tiện ích
Masteri West Heights đã áp dụng triết lý thiết kế “thiên nhiên luôn kết nối với con người” như thế nào trong dự án?
Nguồn: One Housing