Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ, với sự phát triển ấn tượng của nhiều đô thị trên phạm vi cả nước. Để điều tiết và định hướng quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể về phân loại đô thị.
Căn cứ theo Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13, các đô thị nước ta hiện nay được chia thành 06 loại, bao gồm: đô thị đặc biệt và các đô thị loại I, II, III, IV, V. Mỗi loại đô thị được phân cấp dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Cùng Muanha.xyz tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết sau đây nhé!
Đô thị được định nghĩa ra sao?
Căn cứ vào Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị được định nghĩa như sau:
“Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư đến và sinh sống với mật độ cao và ở đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Là trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương. Đô thị bao gồm nội thành và ngoại thành của thành phố; nội thị và ngoại thị của thị xã; thị trấn.”
Nguồn: maisonoffice.vn
Phân loại đô thị dựa vào tiêu chí nào?
Căn cứ vào nghị định số 02/2009/NĐ-CP, các đô thị nước ta hiện nay được phân loại dựa vào 06 tiêu chí:
Chức năng:
Đô thị đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên biệt về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa,… Có thể là trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc trung tâm khu vực trong tỉnh.
Vai trò kinh tế – xã hội:
Đô thị đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên biệt về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa,… Có thể là trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc trung tâm khu vực trong tỉnh.
Ví dụ, các trung tâm công nghiệp lớn đóng góp đáng kể vào xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, trong khi các trung tâm du lịch góp phần quan trọng vào phát triển ngành dịch vụ và tạo nguồn thu ngoại tệ.
Quy mô dân số:
Đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự phát triển và quy mô của đô thị. Theo Nghị định, đô thị phải có dân số tối thiểu 4.000 người trở lên. Số liệu dân số được sử dụng để phân loại đô thị thường được cập nhật định kỳ thông qua các cuộc điều tra dân số quốc gia.
Mật độ dân số:
Mật độ dân số trong nội thành, nội thị là yếu tố quan trọng phản ánh sự tập trung dân cư và áp lực lên hạ tầng đô thị. Việc xác định mật độ dân số phải phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị, đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình phân loại.
Hệ thống cơ sở hạ tầng:
Hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục,… phải được đầu tư đồng bộ, đúng tiêu chuẩn, phù hợp với mức độ phát triển của từng loại đô thị. Việc xây dựng cần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
Kiến trúc và cảnh quan đô thị:
Đô thị cần tuân thủ các quy định quản lý kiến trúc. Tối thiểu 60% các tuyến đường chính phải đạt chuẩn văn minh đô thị. Đồng thời, phải có các công trình kiến trúc mang tầm quốc gia hoặc quốc tế, cùng với không gian công cộng để phục vụ đời sống tinh thần và sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Danh sách các đô thị nước ta hiện nay
Căn cứ vào Nghị định số 1210/2016/UBTVQH1, các đô thị nước ta hiện nay được chia thành 6 loại, bao gồm:
Loại đô thị |
Tên đô thị |
Đô thị loại đặc biệt |
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Đô thị loại I |
Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Biên Hòa, Huế. |
Đô Thị Loại II |
Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nam Định, Thái Nguyên, Quy Nhơn |
Đô Thị Loại III |
Bắc Ninh, Phan Thiết, Rạch Giá, Pleiku, Bến Tre |
Đô Thị Loại IV |
Long Khánh, Sa Đéc, Bạc Liêu, Tân An, Cao Bằng |
Đô Thị Loại V |
Ninh Hòa, Gia Nghĩa, La Gi, Đồng Xoài, Vĩnh Long |
(Nguồn: maisonoffice.vn)
Vai trò của các đô thị nước ta hiện nay
Các đô thị nước ta hiện nay được phân loại thành 06 nhóm dựa theo các vai trò và chức năng cụ thể như sau:
Đô thị đặc biệt:
Là thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp quan trọng nhất cả nước về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, tài chính và du lịch. Đây cũng là nơi kết nối giao thông trong nước và quốc tế, đóng vai trò trung tâm phát triển toàn diện của quốc gia.
Đô thị loại I:
Là đô thị lớn ở cấp tỉnh, liên tỉnh hoặc quốc gia, đóng vai trò trung tâm về hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục và y tế. Nơi đây thường có mạng lưới giao thông lớn kết nối trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Đô thị loại II:
Là trung tâm cấp tỉnh hoặc liên tỉnh, có thể tổng hợp hoặc chuyên về một số lĩnh vực như khoa học, hành chính, đào tạo, y tế hoặc văn hóa. Đô thị loại này giữ vai trò kết nối giao thông trong vùng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho cả tỉnh hoặc vùng lân cận.
Đô thị loại III:
Là đô thị quan trọng trong phạm vi tỉnh, có chức năng quản lý và phát triển các lĩnh vực như giáo dục, hành chính, văn hóa, du lịch, công nghệ. Là điểm giao thông then chốt trong tỉnh, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của khu vực.
Đô thị loại IV:
Là trung tâm cấp huyện hoặc tỉnh, phục vụ cho các hoạt động hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa, công nghệ và thương mại. Đô thị loại IV thường đóng vai trò là điểm kết nối giao thông trong khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế ở cấp địa phương.
Đô thị loại V:
Là đô thị nhỏ thuộc cấp huyện, chủ yếu là trung tâm phục vụ đời sống kinh tế – xã hội cho người dân trong huyện hoặc cụm xã. Đô thị này thường có vai trò liên kết giao thông trong địa phương và hỗ trợ các hoạt động phát triển cơ bản của khu vực nông thôn.
Tiêu chuẩn đô thị nước ta hiện nay
Căn cứ vào Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13, các đô thị nước ta hiện nay có những tiêu chuẩn riêng như sau:
Loại đô thị |
Toàn đô thị |
Khu vực nội thành |
Số lượng đô thị đến 8/11/2023 |
||||
Quy mô |
Mật độ dân số |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Quy mô |
Mật độ dân số |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
||
Đặc biệt |
5.000.000 người trở lên |
Từ 3.000 người/km2 trở lên |
Từ 70% trở lên |
3.000.000 người trở lên |
12.000 người/km2 trở lên |
Từ 90% trở lên |
2 |
I |
500.000 người trở lên |
2.000 người/km2 trở lên |
Từ 65% trở lên |
200.000 người trở lên |
10.000 người/km2 trở lên |
Từ 85% trở lên |
22 |
II |
200.000 người trở lên |
1.800 người/km2 trở lên |
Từ 65% trở lên |
100.000 người trở lên |
8.000 người/km2 trở lên |
Từ 80% trở lên |
36 |
III |
100.000 người trở lên |
1.400 người/km2 trở lên |
Từ 60% trở lên |
50.000 người trở lên |
7.000 người/km2 trở lên |
Từ 75% trở lên |
45 |
IV |
50.000 người trở lên |
1.200 người/km2 trở lên |
Từ 55% trở lên |
20.000 người trở lên |
1.200 người/km2 trở lên |
Từ 70% trở lên |
95 |
V |
Từ 4000 người trở lên |
1.000 người/km2 trở lên |
Từ 55% trở lên |
Từ 4000 người trở lên |
5.000 người/km2 trở lên |
Từ 55% trở lên |
697 |
(Nguồn: maisonoffice.vn)
Đặc điểm nổi bật của đô thị Việt Nam hiện nay
Các đô thị nước ta hiện nay đang trên đà phát triển nhanh chóng với nhiều đặc điểm nổi bật như sau:
Mạng lưới đô thị phân bố không đồng đều
Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam không trải đều trên cả nước. Có nơi tập trung nhiều đô thị nhỏ và vừa như vùng trung du và miền núi phía Bắc, nhưng dân số lại không quá đông. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Bộ tuy có ít đô thị hơn, nhưng lại quy tụ các đô thị lớn với số dân đông và mật độ cao nhất cả nước.
Dân số đô thị ngày càng tăng mạnh
Người dân tập trung về các đô thị ngày càng đông, phần lớn do làn sóng di cư từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm. Các thành phố lớn có nhu cầu lao động cao, nhiều ngành nghề đa dạng nên thu hút nhiều người đến sinh sống và làm việc.
Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao
Nhiều đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,… đang phát triển rất nhanh, gắn liền với công nghiệp hóa. Quá trình đô thị hóa mang đến nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề như ô nhiễm, ùn tắc giao thông và quá tải hạ tầng.
Tỷ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp so với khu vực
Dù tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, sự phát triển giữa các vùng chưa đồng đều, tạo ra khoảng cách rõ rệt giữa thành thị và nông thôn.
Kết luận
Trên đây là danh sách các đô thị nước ta hiện nay được Muanha.xyz cập nhật. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về quá trình phát triển của quốc gia, mà còn mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và khám phá du lịch.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Muanha.xyz thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Muanha.xyz sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Muanha.xyz.
>> Xem thêm: