Tiền lương là sự đền đáp cho công sức lao động, là khoản tiền mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động theo thỏa thuận công việc. Không chỉ là thu nhập, tiền lương còn được coi là nguồn sống quan trọng giúp người lao động ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp tìm cách trì hoãn, chậm trả, hoặc thậm chí ngừng hoạt động để trốn tránh nghĩa vụ thanh toán lương cho nhân viên. Những hành vi này không chỉ vi phạm quyền lợi của người lao động mà còn đẩy họ vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Vậy người lao động cần làm gì khi công ty bất động sản nợ lương để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Có những giải pháp nào giúp đòi lại số tiền mà mình xứng đáng nhận được? Cùng Muanha.xyz tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Quy định về việc trả lương cho người lao động
Căn cứ theo Điều 94 của Bộ luật Lao động năm 2019, nguyên tắc trả lương được quy định như sau:
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Nguồn: CafeLand
Ngoài ra, tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rõ về thời hạn trả lương cho người lao động như sau:
“Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Nguồn: CafeLand
Theo các quy định trên, nếu công ty nợ lương trong thời gian 6 tháng, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước. Trường hợp này không bị coi là vi phạm quy định về chấm dứt hợp đồng lao động, vì vậy quyền lợi của bạn vẫn được đảm bảo theo quy định. Công ty vẫn phải thanh toán đầy đủ số tiền lương còn nợ bạn.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 48 của Bộ luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động kết thúc, công ty có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục như xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và trả lại các giấy tờ gốc đã giữ của bạn (nếu có). Nếu bạn yêu cầu, công ty cũng phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc, đồng thời chịu toàn bộ chi phí sao chụp và gửi tài liệu này.
Người lao động cần làm gì để đòi quyền lợi chính đáng khi công ty bất động sản nợ lương?
Người lao động cần làm gì khi công ty bất động sản nợ lương hoặc trả lương không đúng hạn? Dưới đây là một trong những cách họ có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình:
Cách 1: Gửi đơn kiến nghị lên Ban lãnh đạo công ty
Hợp đồng lao động là kết quả thỏa thuận giữa các bên, vì vậy các vấn đề trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết thông qua thương lượng.
Người lao động có thể trực tiếp gửi đơn kiến nghị yêu cầu công ty xử lý vấn đề tiền lương. Hai bên có thể thảo luận để tìm giải pháp phù hợp, đồng thời công ty cam kết giải quyết quyền lợi cho nhân viên. Đây là cách tiếp cận nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.
Cách 2: Nộp đơn khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Theo Khoản 2, Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu người lao động đã khiếu nại lần đầu nhưng người sử dụng lao động không giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết, họ có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời gian xử lý đơn khiếu nại là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn thuộc thẩm quyền. Thời gian giải quyết khiếu nại sẽ kéo dài tối đa 45 ngày (hoặc 60 ngày với vụ việc phức tạp). Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, thời gian này có thể kéo dài tối đa 60 ngày (hoặc 90 ngày với vụ việc phức tạp).
Nếu khiếu nại lần hai không được xử lý đúng thời hạn hoặc người lao động không đồng tình với kết quả giải quyết, họ có quyền khởi kiện vụ việc tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính, căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Cách 3: Hòa giải qua Hòa giải viên lao động
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động can thiệp trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm. Thời gian để Hòa giải viên giải quyết tranh chấp là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu từ người lao động.
Nếu quá trình hòa giải không đạt kết quả, hoặc dù đã hòa giải thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện đúng cam kết, hoặc thời hạn giải quyết đã hết, người lao động có thể tiếp tục yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc khởi kiện tại Tòa án để được giải quyết theo pháp luật.
Cách 4: Giải quyết thông qua Hội đồng trọng tài lao động
Phương án này áp dụng sau khi tranh chấp đã được hòa giải bởi Hòa giải viên lao động nhưng không thành công. Theo Khoản 7, Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, việc giải quyết tranh chấp qua Hội đồng trọng tài lao động chỉ được thực hiện khi cả hai bên đồng ý. Trong quá trình này, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án can thiệp.
Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động sẽ được gửi cho các bên liên quan. Nếu một bên không thực hiện theo quyết định, bên kia có quyền chuyển vụ việc lên Tòa án để xử lý.
Trong vòng 7 ngày làm việc tính từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp (theo Khoản 1, Điều 189 Bộ luật Lao động 2019), Hội đồng trọng tài lao động phải được thành lập. Sau khi thành lập, Hội đồng có thời hạn 30 ngày để đưa ra quyết định và gửi đến các bên liên quan.
Cách 5: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
Trong trường hợp người lao động không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại lần đầu, hoặc khiếu nại không được xử lý trong thời hạn quy định, họ có quyền đưa vụ việc ra Tòa án. Theo Khoản 1, Điều 188 của Bộ luật Lao động năm 2019, các tranh chấp liên quan đến tiền lương bắt buộc phải trải qua bước hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động trước khi khởi kiện tại Tòa án.
Theo Khoản 3, Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 1 năm tính từ ngày phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm. Người lao động cần gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và làm theo hướng dẫn của Tòa án để thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự.
Kết luận
Việc nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề để biết rõ nên làm gì khi công ty bất động sản nợ lương sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả, đòi lại tiền lương xứng đáng và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Muanha.xyz thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Muanha.xyz sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Muanha.xyz.
>> Xem thêm: