Lãi suất vay mua nhà liên tục giảm trong thời gian gần đây mặc. Nhiều tổ chức tín dụng áp dụng mức dưới 10%/năm nhưng nhiều khách hàng có nhu cầu vẫn chưa dám vay tiền vì e ngại lãi suất thả nổi.
Người dân nói gì trước tình hình lãi suất vay mua nhà giảm
Chị Nguyễn Thị Cúc từ quận Hà Đông, Hà Nội, có nhu cầu vay 2 tỷ đồng để mua nhà. Nhân viên ngân hàng đã tư vấn cho chị nhiều gói vay ưu đãi, trong đó chị quan tâm nhất đến gói vay có lãi suất chỉ khoảng 5%/năm. Tuy nhiên, sau khi đọc kỹ, chị nhận ra rằng mức lãi suất này chỉ áp dụng trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ tăng lên khoảng 12%/năm.
Đối với gói vay này, nếu khách hàng nhận ưu đãi trong 12 tháng đầu, thì mức lãi suất sẽ là 8%/năm. Nếu ưu đãi trong 24 tháng đầu, lãi suất sẽ là khoảng 9%.
Anh Trần Văn Kiên, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, cũng đã tham khảo nhiều gói vay ưu đãi. Anh quan tâm đến gói vay có lãi suất chỉ khoảng 4,9%/năm. Tuy nhiên, anh cũng phát hiện ra rằng mức lãi suất này chỉ áp dụng trong 3 tháng đầu tiên, sau đó tăng lên khoảng 11%/năm.
“Mức lãi suất ưu đãi 4,9%/năm chỉ áp dụng trong 3 tháng đầu, sau đó tăng lên rất cao. Vì vậy, mức lãi suất này vẫn quá cao so với thu nhập của vợ chồng tôi”, anh Kiên nhận xét.
Mức lãi suất vay mua nhà bao nhiêu sẽ khiến người dân an tâm?
Theo khảo sát tâm lý người dùng từ trang bất động sản do PropertyGuru Việt Nam mới công bố, có hơn 50% người dùng cho biết rằng mức lãi suất dưới 8% là hợp lý để vay mua nhà, trong khi 29% người chấp nhận mức lãi suất từ 8 – 10%. Chỉ có 10% người dùng sẵn sàng đi vay với lãi suất từ 10 – 13% (tính theo mức thả nổi). Đáng chú ý, hầu hết những người đang vay mua nhà cho biết họ đang phải đối mặt với mức lãi suất trung bình từ 11,5 – 13%.
Kết quả từ khảo sát cũng cho thấy, trong năm qua, đa số nhóm khách hàng mua bất động sản thuộc độ tuổi trung niên, và có tới 48% trong số họ sử dụng tiền tích lũy để mua nhà, thay vì phải vay vốn từ ngân hàng.
Người dân lo ngại lãi suất thả nổi biến động mạng chỉ sau vài tháng
Đánh giá tình hình hiện tại, các chuyên gia phân tích nguyên nhân cụ thể như sau:
Thứ nhất, người dân lo ngại lãi suất huy động và lãi suất thả nổi tăng thêm:
Theo ông Nguyễn Quang Huy, CEO khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi), hiện tại mặc dù lãi suất vay mua nhà đã giảm, tuy nhiên các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cố định 1-2 năm đầu ở mức dưới 10%. Sau đó, lãi suất thường sẽ được điều chỉnh dựa trên lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng, có thể tăng thêm 4-5%. Điều này là nguyên nhân chính khiến người dân gặp khó khăn khi vay tiền mua nhà.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại rằng trong tương lai, sự tăng lên của lãi suất huy động có thể dẫn đến lãi suất cho vay bất động sản tăng mạnh, thường dao động từ 10 – 15%/năm tại các ngân hàng khác nhau và vào từng thời điểm khác nhau. Điều này gây ra rủi ro cao là người vay không thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
“Theo tôi, ngân hàng nên mạnh dạn kéo dài thời gian cố định lãi suất từ 3-5 năm ở dưới 10% và miễn lãi phạt ở mọi thời điểm. Lãi suất thả nổi sau này cũng nên ở mức bằng lãi suất huy động 12 tháng và biên độ tối đa 4%”, ông Huy nói.
Nguồn: VnExpress
Thứ hai, giá bất động sản đang ở ngưỡng cao
Bên cạnh đó, ông Huy cũng phân tích thêm một nguyên nhân khác khiến người mua nhà không dám xuống tiền vào thời điểm này là vì giá bất động sản vẫn đang ở mức cao. Các sản phẩm có giá trị dưới 3 tỷ đồng hiện tại hiếm, phần lớn đều dao động từ 5 – 8 tỷ đồng cho căn hộ chung cư và từ 7 – 20 tỷ đồng cho nhà ở liền kề tại các khu đô thị. Do đó, đa số người dân gặp khó khăn khi muốn sắm sửa.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc PropertyGuru Việt Nam khu vực miền Nam, cũng nhấn mạnh rằng mặc dù nhu cầu mua nhà đã tăng trong quý II, tỷ lệ thanh toán thành công vẫn chưa cao. Nhiều người vẫn cảm thấy lo ngại với việc lãi suất ngân hàng và lãi suất thả nổi có thể tăng mạnh trong vài tháng đến nửa năm tới, do đó không dám dùng ngân hàng để vay mượn.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc CTCP đầu tư và phát triển BĐS EZ (EZ Property), cũng nhận định rằng không chỉ người dân mà nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản cũng đang “ngại” vay vốn từ ngân hàng.
Kết luận
Có thể thấy được, mặc dù nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho cả khoản vay mới lẫn cũ, nhưng giảm không quá sâu và theo lộ trình. Đa số nhà đầu tư có các khoản vay cũ đều “hết lực”, không có nguồn thu nhập khác để duy trì. Vì vậy, dù lãi suất giảm nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xoay xở. Trong khi đó, những người chưa từng vay ngân hàng thường cho rằng mức lãi suất sau khi ưu đãi kết thúc vẫn rất cao, và việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ mang đến nhiều rủi ro.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Muanha.xyz thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Muanha.xyz sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Muanha.xyz.
>> Xem thêm: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm, kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội